[CẢNH BÁO] Downmienphi.com phát tán Virus thông qua file Crack


Chapter 1: Từ Video của Linkneverdie
Xin chào các bạn
Hôm qua 22/2/2017 tôi có xem được video Cảnh báo Website downmienphi.com của Admin trang http://www.linkneverdie.com/ về việc file từ trang downmienphi.com bị nhiễm Virus

Tôi bèn vô thẳng trang web thì 

What the fuck!!!

Chapter 2: Lấy mẫu Virus
Tôi bèn vô Link Never Die Community (Group trên Facebook của LND) và tôi cũng Post vô chính gr của tôi (Linux Team Việt Nam) hỏi xem ai còn file Crack đã down từ trang này ko. May quá 1 member của group tôi đã cung cấp cho tôi file crack

Tôi đã Teamviewer máy bạn đó và lấy đc 3 mẫu (2 File Crack và 1 file zip còn nguyên chưa giải nén, tất cả đều tải từ downmienphi.com)

OK, vậy chúng ta đã có Virus bắt đầu Test trên lab nào

Chapter 3: Test Virus trên máy ảo
Máy ảo tôi dùng để test Virus có cấu hình như dưới đây

Và tôi đã tắt Firewall, UAC, Gỡ bỏ hoàn toàn diệt Virus để đảm bảo Virus đc phát tán thuận lợi nhất và ko gặp bất cứ trở ngại nào 


Khi tôi chạy File Crack lên. Điều đầu tiên tôi đã nhận ra là Crack đã bị làm lại. Tự làm ra crack thì tôi chắc downmienphi ko đủ trình, vậy chắc là down crack trên mạng rồi bào chế lại


Sau khi Crack thành công,tôi khởi động lại máy ảo

Thời gian tôi chạy Crack là tối ngày 22/2/2017. Các bạn ghi nhớ nhé
Chapter 4: Xuất hiện task nguy hiểm trong Task Manager
Task đó chính là Explorer.exe *32

Tôi sẽ mở vị trí của file đó lên

Vâng, vậy hoàn toàn ko phải là explorer,exe gốc của Windows. Bạn hãy chú ý vào icon của file icsys.icn.exe với icon của File crack như ở hình dưới đây. Chúng rất giống nhau phải không ạ. Và thời gian đc tạo ra đúng là tối 22/2/2017 thật. Vậy chính xác đó là do Crack kia tạo ra rồi


Chapter 4: Virus đó do ai tạo ra?????
Hiện tại có 2 giả thuyết
Giả thuyết 1: Virus cho chính Admin của Website gắn vào
Sau khi quét Virus thì tôi phát hiện Virus đó thuộc loại Win32/Mofksys.B một loại metamorphic (Virus siêu đa hình)


Virus siêu đa hình (metamorphic virus) là thế hệ mới của họ virus đa hình. Thế hệ virus mới này đã "nâng cấp" khả năng đa hình bằng cách lai tạo và kết hợp nhiều kiểu đa hình khác nhau trong cùng một virus. Virus siêu đa hình khi lây nhiễm sẽ tự động biến đổi, lai tạp, hình thành các thế hệ virus F1, F2, F3... Fn, với n là một số không xác định. Sau mỗi lần lai tạp, khả năng phát hiện của các phần mềm diệt virus đối với loại virus này càng giảm đi. Chính vì thế, virus siêu đa hình có thể qua mặt được hầu hết các phần mềm diệt virus không có cơ chế quét sâu. Nếu phần mềm chỉ sử dụng các bộ mẫu nhận diện cố định để tìm các virus đa hình hoặc siêu đa hình thì sẽ không thể tìm đủ các "hình" của virus, dẫn tới diệt không triệt để. Một số virus siêu đa hình điển hình: virus Vetor, Sality…

Tôi đã thấy ít nhất là 3 người bị nhiễm virus đó quét file Crack bằng Windows Defener nó ra con virus đó rồi


Ảnh của 1 bạn bị nhiễm Virus trên Group của Link Never Die

Chắc tới đây có 1 số bạn hỏi Crack nào mà AV chả nhận là Virus?
Vâng tôi biết, nhưng các bạn cứ lên mạng download thử 1 số tool crack về đi, sau đó bật AV lên và quét nó bằng AV xem nó phát hiện nó là Virus nào

Giả dụ đây là AV quét 1 tool crack Windows

Giả thuyết 2: Theo chính Admin trang này 

Thứ nhất: Ông để cho máy mem nhiễm Virus siêu đa hình mà ông không xin lỗi thì đã ko chấp nhận đc rồi
Thứ hai: Thật khó tin để ông làm được 1 trang web to vậy mà không xài tới VPS. Tôi lạy ông


Thứ ba: Ông làm Admin 1 website mà ông để máy ông nhiễm Virus siêu đa hình, vậy thì ông để hacker nó móc túi hết database website à

Vì vậy mình khuyên các bạn nên cạch mặt trang này ngay từ bây giờ.

Cách phòng chống
B1: Dùng AntiVirus Full Scan lại máy, cái này có thể mất tầm 3-4h
B2: Gõ bỏ hoàn toàn các phần mềm đã crack bằng crack của downmienphi (Bạn nên gỡ bằng 1 trình gỡ chuyên dụng như Revo Uninstaller hoặc Iobit Uninstaller

Tốt hơn hết, vì đây là Virus siêu đa hình nên các bạn nên cài lại (Hoặc Ghost) Windows cho thật sự sạch sẽ

Bonus thêm link Virus cho các chuyên gia mổ xẻ : https://mega.nz/#!WYA2nbqR!044C7uEOV4Aa_S9M2Rtvg3lQy06idxPBmDErwjm6pjo

Cập nhật thêm ngày 25/2/2017
Lại 1 bằng chứng nữa chứng tỏ giả thuyết 1 là đúng, Admin trang web nói một đằng làm 1 nẻo, hắn ta nói vậy mà hiện giờ nick Admin đang bị block comment

Bằng chứng Nick Admin bị Block Comment


Cảm ơn các bạn đã đón xem

Mời tải về Linux Mint 18.1 “Serena”

Chào các bạn

Linux Mint là một bản phân phối Linux dựa trên nền tảng Ubuntu. Linux Mint có thêm nhiều tính năng mà Ubuntu không có như nhiều phần mềm được cài đặt sẵn, kể cả các phần mềm không phải mã nguồn mở như Java và Adobe Flash; và một số phần mềm được tạo ra bởi Linux Mint, như mintInstall, mintUpdate, mintNanny,...


Và vào ngày 17/12/2016 Linux Mint đã ra mắt phiên bản 18.1 với tên gọi Serena trên cả 2 phiên bản Cinamon và MATE

Cấu hình tối thiểu
- 512MB RAM (Khuyến cáo 1GB RAM)
- 9GB ổ đĩa trống (Khuyến cáo 20GB)
- Màn hình đọ phân giải 1024x768

Những điểm mới trên Linux Mint 18.1

  • New screensaver
  • Better look and feel
  • Improved hardware support
  • Vertical panels
  • Xed
  • Xplayer
  • X-Apps
  • Update Manager
  • Language Settings and Input Methods
  • Software Sources
  • MDM
  • System improvements
  • Artwork improvements

Linux Mint 18.1 phiên bản Cinamon 


Linux Mint 18.1 phiên bản MATE

Tải về
- Máy ảo làm sẵn: http://www.osboxes.org/linux-mint/ 

Lựa chọn máy tính để học Hacking

Rất nhiều bạn đang có nhu cầu mua một chiếc máy tính mới để học Hacking. Nhưng các bạn không rành về phần cứng cho lắm. Nên hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn



A. Mua máy bàn hay mua Laptop

  1. Máy bàn
    • Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn máy Laptop ở cùng cấu hình. Dễ dàng nâng cấp khi cần. Xử lí các tác vụ nặng (Như Crack Password) nhanh chóng hơn
    • Nhược điểm: Hoàn toàn không có tính cơ động, phạm vi Hacking bị giảm rất nhiều
  2. Laptop
    • Ưu điểm: Tính cơ động cao, dễ dàng di chuyển (Tham dự các dự án cùng bạn bè ở quán Cafe chẳng hạn)
    • Nhược điểm: Bạn sẽ phải chi một số tiền lớn để mua được một cấu hình vừa ý
B. Có nên mua máy Mac
Mình thì ít khi được xài máy Mac. Nhưng mình có vài ấn tượng ban đầu với hầu hết các dòng Mac như sau


  1. Giá đắt
  2. Cấu hình cao
  3. Ổ cứng SSD dung lượng thường thấp và khó nâng cấp. Nếu mua bản ổ cứng lớn hơn thì phải chi thêm tiền
  4. Xài MAC OS X là một hệ điều hành "khá an toàn"
  5. Việc tìm 1 card Wifi rời để xài cho MAC OS X, mình cho là khá khó khăn, đơn giản vì MAC thì không cài được Linux, vậy nên phải xài máy ảo, mà xài máy ảo thì phải có card rời
  6. Lại nữa, một số dòng MAC mới có khá ít cổng giao tiếp, bạn phải mua thêm bộ chuyển đổi
C. Một số phần cứng cơ bản
  1. Vi xử lí: 
    • Bạn cần 1 con chip vừa đủ sức, không quá yếu. 
    • Tuy nhiên nếu có tiền thì nên đầu tư Chip càng mạnh càng tốt. 
    • Bạn có thể coi bài viết tôi đã trình bày Full về các loại chip tại đây: Facebook
  2. RAM: 8GB
    • Vì bạn đang học Hacker mũ trắng, vì vậy bạn phải lấy victim là các máy ảo. 
    • Vì vậy mức RAM 8GB là phù hợp nhất, nếu RAM 4GB thì các bạn có lẽ hơi chật vật. 2GB thì thôi bỏ đi luôn
  3. GPU (Card đồ họa):
    • Đừng tưởng Card đồ họa chỉ dành cho dân đồ họa hoặc chơi Game. 
    • Có được 1 Card đồ họa của hãng NVIDIA thì các bạn sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian bẻ khóa các Password, Hash
    • Một ví dụ: BruteForce pass fh0GH5h, CPU mất 4 ngày, GPU mất 18 phút
  4. Hệ điều hành: Windows 10 64bit
    • Với mức RAM 8GB, bạn cần xài Windows 64bit để nhận đủ mức RAM. Và nên xài Windows 10 để được nhận những cập nhật mới nhất
    • Bạn nên xài Windows để được sự hỗ trợ tốt nhất về các Driver thí dụ như driver Card đồ họa. 
    • Các Tool Crack Pass sử dụng GPU phần lớn đã hỗ trợ Windows. Do đó bạn nên xài Windows 10 làm OS chính, còn Linux thì cài máy ảo thôi
  5. HDD: 500GB hoặc 1TB: Đủ chỗ để lưu mọi dữ liệu của bạn
D. Phụ kiện đi kèm
  1. Ổ cứng di động: 500GB hoặc 1TB: Một nơi lí tưởng để các bạn có thể backup hay lưu những dữ liệu quan trọng, hoặc các file ISO của các hệ điều hành
  2. Vài cái USB: Tạo USB Boot Linux, USB cứu hộ các thứ các kiểu: Liều thuốc hồi sinh máy nếu "vọc" sai. Các bạn có thể coi bài viết mình nói về cách chọn USB Facebook
  3. Card Wifi rời: TP-LINK WN722N v1.0: Nếu bạn muốn hack wifi mà card wifi của các bạn không hỗ trợ hoặc bạn thích xài máy ảo
  4. SSD: 120GB hoặc 240GB: Mình khuyến khích các bạn mua 1 ổ SSD 120GB hoặc 240GB vào dùng nó để làm ổ cài Windows, nó sẽ giúp tăng tốc xử lí phần lớn các tác vụ

Giới thiệu những thứ hữu ích mà tớ đang dùng

Ý tưởng viết bài này là do mỗi ngày tớ vẫn hay nhận được mấy câu hỏi thông qua bình luận Youtube, trên J2TEAM Community và cả email nữa. Các câu hỏi đại loại như "bạn đang dùng editor gì vậy?", "giao diện nào mà đẹp thế?", "tool đó tên là gì hả bạn?",...

Editor & Plugin


Tớ đang sử dụng Sublime Text như là editor chính, đôi khi có sử dụng cả Notepad++. Cái theme tối tớ dùng cho Sublime mà các bạn hay hỏi mỗi khi tớ đăng video là Seti_UI.

sublime-text-seti-ui-theme

Còn đây là những plugin mà tớ đang dùng cho Sublime:

  • Alignment
  • AutoFileName
  • CSS Format
  • CSS3
  • Emmet
  • HTML5
  • JavaScript & Coffeescript Build Systems
  • Package Control
  • Seti_UI
  • Sublimerge Pro
Tất cả những plugin này các bạn có thể cài đặt thông qua Package Control của Sublime nhé.

Trình duyệt & Extension


Tớ đang dùng Chrome làm trình duyệt chính và Firefox cho việc pentest, debug.

Trong một bài viết trước đây, tớ đã từng giới thiệu với các bạn những extension bảo mật mà tớ khuyên dùng. Dưới đây là một danh sách đầy đủ hơn (bao gồm cả extension không liên quan tới bảo mật):

  • AccessURL
  • Checker Plus for Gmail™
  • Death Click
  • Password Alert
  • Empty New Tab Page
  • Ghostery
  • Google Translate
  • Grammarly
  • J2TeaM Security
  • JSON Viewer
  • Netcraft Extension
  • OneTab
  • Protect My Choices
  • Stylish - Custom themes for any website
  • Tampermonkey
  • Data Saver
  • uBlock Origin
Tất cả những extension trên có thể tìm và cài đặt thông qua Chrome Store.

Các phần mềm khác


Ngoài editor và trình duyệt, tớ còn dùng khá nhiều phần mềm khác để hỗ trợ công việc cũng như quản lý máy tính và nhiều mục đích khác.

TênMô tả
Amppsphần mềm tạo localhost do ông anh Killer giới thiệu và tớ khá là hài lòng về nó. Trước đó thì tớ dùng WAMP và XAMPP.
Camtasia Studiophần mềm quay và chỉnh sửa video. Tớ dùng nó để tạo ra các video tutorial mà các bạn xem trên Youtube.
Composertrình cài đặt và quản lý package cho PHP.
Everythingcông cụ giúp bạn có thể tìm kiếm mọi tập tin trong máy bạn với thời gian tính bằng... giây. Nhanh hơn rất nhiều so với trình tìm kiếm mặc định của Windows.
f.luxcông cụ giúp khử ánh sáng xanh trên màn hình vào ban đêm, giúp bảo vệ đôi mắt của bạn. Một phần mềm tuyệt vời cho dân cú đêm (dev) như tớ.
FileHippo App Managercông cụ quản lý ứng dụng, phần mềm, giúp bạn luôn giữ phần mềm trong máy được cập nhật đầy đủ. Là dân bảo mật thì việc giữ các phần mềm luôn ở phiên bản mới nhất là việc khá quan trọng.
FileSeekcông cụ tuyệt vời giúp tìm kiếm text trong các tập tin cực kỳ nhanh chóng. Rất hữu ích với các lập trình viên.
HeidiSQLcông cụ rất tốt để làm việc với Cơ sở dữ liệu.
Internet Download Manager (IDM)thằng này thì khỏi phải giới thiệu, hehe.
Kaspersky Internet Securitycái tên nói lên tất cả rồi.
OBS Studiocông cụ giúp bạn thực hiện các video live stream trên mạng xã hội (Facebook, Youtube,...).
Sandboxiephần mềm tạo môi trường ảo để bạn có thể chạy các phần mềm khác một cách an toàn, cực kỳ hữu ích với dân nghiên cứu & phân tích mã độc.
SnagITchụp và chỉnh sửa ảnh màn hình chuyên nghiệp, được tạo bởi cùng công ty tạo ra Camtasia Studio. Tớ vẫn thường dùng SnagIT để chụp ảnh cho các bài viết hướng dẫn trên Blog này.
TeamViewerkhỏi cần giới thiệu luôn.
Telegram Desktopđây là desktop client của Telegram, nền tảng chat bảo mật đang khá phổ biến. Bạn nào cũng dùng Telegram có thể liên hệ tớ qua @juno_okyo nhé! :P
Fiddlercông cụ debug cực kỳ hữu ích với dân lập trình web cũng như các nhà kiểm thử bảo mật.
TeraCopytăng tốc độ sao chép tập tin lên... nhiều lần so với mặc định của Windows.
Your Uninstallerquản lý, gỡ bỏ phần mềm một cách triệt để (không để lại các tập tin, dữ liệu tạm của phần mềm sau khi bị gỡ bỏ).

Bài viết sẽ được cập nhật dần theo thời gian. Nếu bạn biết thêm phần mềm hay công cụ nào hữu ích thì chia sẻ với tớ ở dưới phần bình luận nhé!

Copyright: Juno_okyo

Làm thế nào để đi ngủ sớm?

sleep

Wow, ngạc nhiên chưa? Một đứa chuyên ngủ muộn viết bài về việc ngủ sớm, haha. Nhưng đúng là tớ, Juno đây. Lâu rồi mới viết blog, hehe!!

Khoảng 3, 4 tuần gần đây tớ bắt đầu đi ngủ muộn hơn... Thường thì vào 3-4 giờ sáng, có hôm là 5 giờ. Trước đây tớ cũng không ngủ sớm nhưng cũng không đến mức muộn như vậy. Và điều tệ nhất là việc ngủ muộn đang bắt đầu ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cả ngày hôm đó.

Việc tự nói với bản thân "Tôi sẽ đi ngủ sớm!!" có vẻ như không có tác dụng, vậy nên tớ nghĩ mình cần "mạnh tay" hơn... Đúng rồi, xách bàn phím lên và code nào!

coding

Xác định nguyên nhân gây ngủ muộn


Hừm, con trai + cái máy tính thì làm gì mà ngủ muộn nhỉ?

- Xem JAV chứ làm gì!!?

Hầy, toàn nghĩ bậy không à =.=

Sau khi tự theo dõi bản thân thì tớ thấy có hai thứ khiến tớ thức vào khoảng giờ đó:

Code

Có điều chắc chắn là không phải riêng gì tớ mà nhiều bạn dev khác cũng nhận thấy việc code vào ban đêm sẽ tập trung hơn và (thường) có hiệu quả tốt hơn do môi trường làm việc yên tĩnh và thời điểm đó thì thường không có ai quấy rầy bạn. Đó cũng là lý do mà chúng ta hay bị gọi là đám "cú đêm".
lap-trinh-vien

Facebook

Về Facebook, không biết tớ nên vui hay nên buồn khi mà từ lúc J2TEAM Communitytrở nên phát triển hơn thì cũng là lúc tớ cảm thấy mình đang dần bị... "nghiện Facebook". Đọc thông báo thường xuyên hơn, dành thời gian để duyệt bài cũng như trả lời câu hỏi trong nhóm nhiều hơn,...

Xây dựng chương trình "chống ngủ muộn"


Đã xác định được nguyên nhân rồi thì bắt tay vào code thôi! Tớ sẽ dùng AutoIt vì chương trình này sẽ không quá phức tạp, một ngôn ngữ kịch bản như AutoIt hay AutoHotkey là quá đủ.

Chương trình sẽ bao gồm một vòng lặp với 4 hàm chính như sau:

Diagram

checkTime() sẽ đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra xem thời gian hiện tại có thuộc khung giờ mà tớ cần phải... đang nằm ngủ hay không.

Func checkTime()
 Local $h = @HOUR
 Return $h > 0 And $h < 7
EndFunc   ;==>checkTime

Nếu trong khung giờ này, chương trình sẽ gọi tới hàm closeApps() và kiểm tra qua toàn bộ danh sách ứng dụng mà tớ đã khai báo, nếu ứng dụng nào đang mở thì đóng ứng dụng đó.

Func closeApps()
 For $app In $apps
  If WinExists($app) Then WinClose($app)
 Next
EndFunc   ;==>closeApps

Để chắc chắn các ứng dụng này đã ngừng hoạt động, chương trình gọi tiếp hàm closeProcesses(), tìm và đóng các tiến trình của ứng dụng (nếu vẫn đang chạy).

Func closeProcesses()
 For $process In $processes
  _ProcessCloseEx($process)
 Next
EndFunc   ;==>closeProcesses

Khi đã đảm bảo là không còn gì cản trở, chương trình gọi hàm shutdown() để thực hiện tắt máy tính.

Shutdown(5)

Tham số 5 mà tớ truyền vào là sự kết hợp của 2 flag:

  • 1: sử dụng chế độ tắt máy.
  • 4: ép toàn bộ ứng dụng đang chạy phải đóng để không ảnh hưởng tới quá trình tắt máy.

Các bạn sẽ nhận ra việc gọi shutdown(5) hoàn toàn tương đương với việc chạy lệnh sau trong Command Prompt (CMD) của Windows:

shutdown -s -f

Cuối cùng, một hàm main() để liên kết toàn bộ các hàm trên với nhau:

Func main()
 If checkTime() Then
  closeApps()
  Sleep(10000)
  closeProcesses()
  Sleep(5000)
  Shutdown(5) ; Shudown + Force
 EndIf
EndFunc   ;==>main

Khoan đã... Tại sao lại phải dùng những 2 hàm khác nhau với cùng một mục đích là đóng ứng dụng?

Lý do là hàm WinClose() sẽ đóng cửa sổ đúng như cách mà chúng ta nhấn vào nút X ở góc trên cùng bên phải cửa sổ. Đây là cách đóng ứng dụng an toàn, tuy nhiên nếu trong trường hợp người dùng đang viết lách hoặc sử dụng một trang web nào đó chưa lưu xong dữ liệu thì cái hộp thoại xác nhận này sẽ hiện lên:

xac-nhan-thoat


Với 50% khả năng người dùng sẽ nhấn nút "Ở lại" thì chúng ta cần phải kiểm tra lại thêm lần nữa bằng cách đóng tiến trình với hàm _ProcessCloseEx(). Đóng tiến trình là cách tắt ứng dụng một cách ép buộc, nó tương tự với việc chúng ta sử dụng Task Manager để tắt mấy cái ứng dụng bị treo vậy.

Và lưu ý đây là cách tắt ứng dụng không an toàn nên dữ liệu có thể bị mất trong trường hợp người dùng chưa kịp lưu. Đây cũng là một lý do mà vì sao hàm này nên được sử dụng sau WinClose() như một biện pháp dự phòng.

Có vẻ ổn rồi, nhưng tớ cần đăng ký chương trình vào Startup của Windows, điều đó sẽ giúp chương trình tự hoạt động hằng ngày mà mình không cần phải mở thủ công. Có hai cách để thực hiện điều này:

  • Copy file thực thi của chương trình vào thư mục Startup, thường nằm ở đường dẫn: C:\Users\<NAME>\AppData\Roaming\Microsoft\Windows\Start Menu\Programs\Startup\
  • Đăng ký đường dẫn tới file thực thi của chương trình vào Registry: HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Run

Thật may, thành viên guinness từ diễn đàn AutoIt đã viết sẵn một UDF sử dụng cả 2 cách trên và chúng ta chỉ việc đơn giản là gọi hàm ra: _StartupFolder_Install() hoặc _StartupRegistry_Install()

Và đây là toàn bộ code của chương trình:

#Region AutoIt3Wrapper directives section
#AutoIt3Wrapper_Icon=juno_okyo.ico
#AutoIt3Wrapper_Compression=4
#AutoIt3Wrapper_UseUpx=Y
#AutoIt3Wrapper_Res_Comment=Developed by Juno_okyo
#AutoIt3Wrapper_Res_Description=Developed by Juno_okyo
#AutoIt3Wrapper_Res_Fileversion=1.0.0.0
#AutoIt3Wrapper_Res_FileVersion_AutoIncrement=Y
#AutoIt3Wrapper_Res_ProductVersion=1.0.0.0
#AutoIt3Wrapper_Res_LegalCopyright=(C) 2017 Juno_okyo. All rights reserved.
#AutoIt3Wrapper_Res_Field=CompanyName|J2TeaM
#AutoIt3Wrapper_Res_Field=Website|https://junookyo.blogspot.com/
#EndRegion AutoIt3Wrapper directives section

#NoTrayIcon
#include <Misc.au3>
#include '_Startup.au3'

Opt('MustDeclareVars', 1)
Opt('WinTitleMatchMode', 2)

_Singleton(@ScriptName)
_StartupRegistry_Install()

Global $apps = ['Google Chrome', 'Sublime Text']
Global $processes = ['chrome.exe', 'sublime_text.exe']

While 1
 Sleep(60000)
 main()
WEnd

Func main()
 If checkTime() Then
  closeApps()
  Sleep(10000)
  closeProcesses()
  Sleep(5000)
  Shutdown(5) ; Shudown + Force
 EndIf
EndFunc   ;==>main

Func checkTime()
 Local $h = @HOUR
 Return $h > 0 And $h < 7
EndFunc   ;==>checkTime

Func _ProcessCloseEx($sPID) ; Author: rasim
 If IsString($sPID) Then $sPID = ProcessExists($sPID)
 If Not $sPID Then Return SetError(1, 0, 0)

 Return RunWait(@ComSpec & ' /c taskkill /F /PID ' & $sPID & ' /T', @SystemDir, @SW_HIDE)
EndFunc   ;==>_ProcessCloseEx

Func closeApps()
 For $app In $apps
  If WinExists($app) Then WinClose($app)
 Next
EndFunc   ;==>closeApps

Func closeProcesses()
 For $process In $processes
  _ProcessCloseEx($process)
 Next
EndFunc   ;==>closeProcesses

Tổng kết


Vì dùng cho mục đích cá nhân nên hiện tại chương trình này khá đơn giản. Sau đây là một số gợi ý cho bạn nào muốn phát triển nó:

  • Tạo thêm GUI (giao diện người dùng) cho phép dễ dàng chọn mốc thời gian đi ngủ cũng như những chương trình nào cần tắt.
  • (*) So sánh với thời gian từ một máy chủ khác thay vì dùng Macro của AutoIt để tránh người dùng thay đổi giờ  trên máy tính > ảnh hưởng tới kết quả chương trình.
  • Phát một bản nhạc gây buồn ngủ khi gần tới giờ chẳng hạn :v
  • Tự động chặn kết nối tới Facebook, Youtube,... sau 12 giờ đêm và mở lại vào sáng hôm sau.
  • ... (tùy sức sáng tạo)

(*) Có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao tớ không làm luôn phần kiểm tra thời gian? Vì đơn giản với một chương trình được tạo ra để cải thiện bản thân thì nếu mình đã không thích thì sẽ không chạy nó ngay từ đầu chứ không cần phải cheat.

Không biết là chương trình này sẽ có tác dụng hay không, tớ sẽ cập nhật kết quả sau vài hôm nữa. Dù sao thì cũng hi vọng là bài viết này có ích đối với các bạn đang muốn học AutoIt và muốn thử sức tạo ra một vài chương trình nho nhỏ hữu ích cho bản thân.